Chủ Nhật, Tháng Mười Một 10, 2024

Dinh dưỡng, Sống Khỏe

Chất đạm quan trọng với cơ thể người như thế nào?

thực phẩm chứa nhiều đạm
Mất:8 phút, 13 giây để đọc.

Chất đạm là 1 trong 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Một cơ thể thiếu chất đạm sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế mỗi người đều cần nắm rõ vai trò của nó. Đồng thời biết chất đạm tồn tại trong những loại thực phẩm nào? Để có những lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn uống. Mặt khác chúng ta cũng cần biết khi bổ sung chất đạm chúng ta cần lưu ý những gì? Hy vọng qua bài viết này người đọc sẽ hình dung được phần nào về vai trò của chất đạm đối với cơ thể.

Chất đạm là gì?

Khái niệm

Chất đạm hay còn gọi là protein là chất căn bản cần cho sự sống của mọi tế bào. Đạm là thành phần quan trọng trong các mô cấu tạo, giúp bảo vệ cơ thể cũng như các tế bào mềm ở các cơ quan.

Nếu không có chất đạm thì cơ thể con người không thể tăng trưởng và phát triển được. Các cơ quan nội tạng cũng không thể hoạt động được. Đạm cũng lưu hành trong máu dưới hình thức những kháng thể, hồng huyết cầu, kích thích tố và các loại diêu tố. Đạm cũng đóng vai trò là nguồn cung cấp nitrogen duy nhất. Nitrogen là một chất rất cần thiết cho mọi sinh vật sống trên trái đất. Như vậy sự sống thật sự khó tồn tại nếu không có chất đạm.

chất đạm còn gọi là protein

Cấu tạo

Tỷ lệ đạm trung bình trong cơ thể con người rơi vào khoảng từ 10% đến 20% trọng lượng. tùy theo thể trạng cơ thể: béo gầy, nam hoặc nữ, già hoặc trẻ. Đạm (protein) là những phân tử sinh học hay đại phân tử. Chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Các protein khác nhau chủ yếu do về trình tự các acid amin khác nhau. Trình tự này do các nucleotide của gen quy định.

Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin. Trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài. Số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được. Mỗi loại protein sau khi được tạo ra, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, chúng bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein.

Vai trò của chất đạm đối với cơ thể

Có thể nói chất đạm là một thành phần dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình nuôi dưỡng cơ thể con người.

Phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống

Vai trò của chất đạm vô cùng quan trọng chính là cấu trúc nên khung tế bào, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dáng tế bào. Bên cạnh đó, chất đạm cũng là thành phần thiết yếu của cơ thể sinh vật. Nó tham gia vào mọi quá trình bên trong tế bào. Protein là thành phần quan trọng của nhân tế bào, chất gian bào, duy trì và phát triển mô.

Chất đạm là enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa, quá trình trao đổi chất. Quá trình phát triển của cơ thể, từ việc hình thành cơ, đổi mới phát triển của tế bào, phân chia tế bào đều gắn liền với quá trình tổng hợp protein. Rất nhiều sự trao đổi chuyển hóa các chất sẽ không thể diễn ra được nếu thiếu enzyme xúc tác.

Tham gia vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng

Bên cạnh vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Chất đạm còn có vai trò trong việc vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng. Phần lớn các chất vận chuyển các chất dinh dưỡng là protein.

Chất đạm vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức ăn vào máu. Sau đó từ máu vận chuyển đến các mô, qua màng tế bào. Hemoglobin có trong hồng cầu là một protein có vai trò vận chuyển oxy lấy từ phổi cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể. Các tế bào trong cơ thể được nuôi sống và tiếp tục phát triển là nhờ nó.

có đạm động vật và đạm thực vật

Bảo vệ cơ thể

Các tế bào bạch cầu có thành phần chính là protein, có nhiệm vụ chống lại các tác nhân có hại xâm nhập cơ thể.

Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là các interferon giúp chống lại virut. Các kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu quá trình tổng hợp protein của cơ thể bị suy giảm thì khả năng bảo vệ cơ thể cũng yếu đi. Như vậy việc cung cấp đầy đủ chất đạm cho cơ thể là góp phần tăng khả năng miễn dịch.

Khi phát hiện ra kẻ thù gây bệnh, cơ thể sẽ phản ứng với các yếu tố này để biết xem chúng thuộc nhóm vi khuẩn hay virus nào rồi sau đó sẽ tạo ra các kháng thể cụ thể để vô hiệu hóa các vi khuẩn gây hại ấy.

Điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng pH

Nếu đã biết chất đạm là gì thì không thể bỏ qua vai trò của chất đạm như chất đệm, giúp cân bằng pH. Đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion. Protein kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp điều hòa nước trong cơ thể. Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm sẽ xảy ra hiện tượng phù nề.

Tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể

Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm 10-15% năng lượng của khẩu phần ăn. Protein là yếu tố chiếm nhiều sau nước, chiếm 50% trọng lượng thô ở người trưởng thành.

Bên cạnh đó, vai trò của chất đạm cũng chính là kích thích sự thèm ăn và giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể như ngừng lớn hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động nhiều tuyến nội tiết (giáp trạng, sinh dục). Thay đổi thành phần protein máu, giảm khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng tính cảm thụ của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn.

Những loại thực phẩm chứa nhiều đạm tốt cho sức khỏe

thực phẩm giàu chất đạm

Vai trò của chất đạm (protein) là không thể phủ nhận. Khi các bạn đã hiểu được vai trò của chất đạm là gì rồi thì các bạn cũng cần nên biết những loại thực phẩm nào giàu đạm. Những loại thực phẩm này tốt cho sức khỏe để xây dựng chế độ ăn uống sao cho phù hợp.

Các loại thực phẩm giàu chất đạm bao gồm:

-Trứng: Lòng trắng trứng chứa nhiều protein. Trong khi phần lòng đỏ lại sở hữu nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.

– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể, đặc biệt là protein. Protein trong sữa đóng vai trò bổ sung năng lượng cho các hoạt động sống và giúp phục hồi các mô cơ.

– Súp lơ xanh: Nó là nguồn dinh dưỡng dồi dào gồm nhiều chất chống oxy hóa, vitamin E, vitamin nhóm B, vitamin K, khoáng chất, chất xơ, protein

– Ngô: Bắp (ngô) là thực phẩm cung cấp nguồn protein phong phú cho cơ thể. Loại protein có hàm lượng cao nhất trong ngô là zein. Chiếm 44-79% tổng hàm lượng protein.

– Quả bơ: Bơ chứa nhiều chất xơ, vitamin C,B,E,K, kali, đồng, khoáng chất

–  Ngoài ra còn nhiều loại thực phẩm khác như táo, thịt, cá, tôm, các loại đậu…

Những điều cần lưu ý khi bổ sung chất đạm

Một số điều bạn cần chú ý khi bổ sung chất đạm là gì?

  • Bổ sung dư thừa chất đạm có thể gây ra ảnh hưởng cho gan và thận. Bởi việc xử lý chất đạm phải thông qua hai bộ phần này trước khi thải ra ngoài theo đường tiểu.
  • Nếu bổ sung quá nhiều chất đạm, lượng chất đạm dư thừa sẽ chuyển hoá và tích tụ lại thành mỡ. Từ đó có thể gây ra béo phì.
  • Cần bổ sung chất đạm thông qua các loại sữa đối với trẻ kén ăn, người già hay phụ nữ đang mang thai. Bởi đây là những đối tượng thường có chế độ thường ngày không hợp lý.

Để có được cơ thể khoẻ mạnh thì chúng ta cần cung cấp đầy đủ chất đạm. Chỉ khi hiểu được chất đạm là gì? Vai trò của chất đạm và các thực phẩm chứa nhiều chất đạm thì khi đó mới có thể xây dựng được một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chính bản thân mình.

Mặt khác chúng ta cũng không nên lạm dụng nhiều thức ăn giàu đạm.  Mà nên kết hợp trong một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau: bột đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất… để có một thể chất khỏe mạnh và một vóc dáng hoàn hảo bạn nhé! Hi vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về dưỡng chất protein và xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp.

Nguồn: suckhoehangngay.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *