Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Khỏe đẹp, Sống Khỏe

Cuộc sống vốn rất khó khăn, xin hãy xoa dịu nỗi buồn đúng cách

Cuộc sống vốn rất khó khăn, xin hãy xoa dịu nỗi buồn đúng cách
Mất:6 phút, 40 giây để đọc.

Nếu chúng ta thấy rằng cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn những người khác, chúng ta hãy cảm thấy biết ơn cuộc sống. Bởi vì một số người chiến đấu cho cuộc sống của họ mỗi ngày-chỉ để tồn tại. Bạn đang sống một cuộc sống hạnh phúc, điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều giống bạn. Vì vậy, nếu không biết nhau, xin đừng đem chuyện của họ ra bàn tán và hãy cho rằng mình đủ thông minh để hiểu mọi chuyện. Đôi khi những lời mà bạn muốn an ủi xoa dịu hóa người khác sẽ có tác dụng ngược lại.

Hãy để cho con người được phép yếu đuối

Có bao giờ bạn thức giấc và thấy cuộc đời thật tẻ nhạt chưa?

Có bao giờ bạn thức giấc và thấy cuộc đời thật tẻ nhạt chưa? Chẳng rõ những điều mình làm mỗi ngày là đúng hay sai? Chẳng rõ cuộc đời sau này có đúng như mình mong đợi? Nhìn đâu cũng thấy cô đơn và thấy đời tẻ nhạt đến lạ. Đối với những kẻ cô đơn và những người tâm trạng; cho dù đứng ở giữa đám đông hay một mình thì trong lòng họ vẫn có rất nhiều suy tư. Bởi lẽ, tâm trạng con người là thứ rất khó kiểm soát; không phải là được ở cạnh người này hay đi cùng người kia là có thể xóa bỏ được.

Mỗi người đều sẽ có những lúc yếu đuối và muốn trốn chạy; dù trong phút chốc. Khi còn nhỏ, mỗi lần bị trách phạt hay bắt nạt; ta thường khóc thật to để được mẹ vỗ về. Nhưng khi đã trưởng thành, ta không còn dễ dàng rơi nước mắt nữa; cũng không còn muốn mang những nỗi buồn của mình trút lên người thân. Điều ta làm là tìm kiếm một nơi thật “an toàn” để cởi bỏ lớp mặt nạ mạnh mẽ; và sống đúng với tâm trạng của chính mình.

Cho đến khi trưởng thành, bạn sẽ nhận ra; cuộc đời còn có những đau thương không dùng nước mắt để gột rửa hết; còn có những đau đớn khó quên, hay khi bạn muốn bật khóc mà không thể khóc được. Vì vậy, những người đang cố tỏ ra mạnh mẽ sẽ ôm cả những tổn thương; mệt mỏi và dùng nụ cười để tiến về phía trước.

Khi người khác buồn, làm ơn đừng nói những lời an ủi vô nghĩa

chúng ta rất khó để kiểm soát được tâm trạng nhạy cảm của bản thân hoặc người khác.

Trong 5 yếu tố tính cách thì yếu tố rối loạn thần kinh (Neuroticism) bao gồm sự nhạy cảm có đến 40% là từ di truyền, rồi sau đó mới đến sức ảnh hưởng từ môi trường. Nghĩa là, chúng ta rất khó để kiểm soát được tâm trạng nhạy cảm của bản thân hoặc người khác. Đặc biệt, người có chỉ số rối loạn thần kinh cao thì càng dễ trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực.

Chúng ta hãy thử lục lại trong suy nghĩ của mình, rằng có bao giờ nói ra những lời sau đây với người đang bị trầm cảm hoặc tâm trạng lo âu không nhé! Mỗi người có một sức bật, độ dẻo dai tinh thần lẫn độ nhạy cảm hay khả năng chịu đựng tổn thương khác nhau dựa trên trải nghiệm, hoàn cảnh môi trường và cả di truyền, bởi vậy không ai có quyền phán xét nỗi buồn của ai cả.

Thật đáng thương là chúng ta lại thường hay nhận những lời này nhất từ người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ thân cận. Dù rằng đây là những câu nói có ý định khích lệ hay muốn giảm nhẹ nỗi đau cho người khác, nhưng cũng có thể gây thêm áp lực hoặc không giải quyết được vấn đề cho họ.

Đừng nên nói: “Mình biết bạn đang buồn như thế nào”

Không ai biết chính xác nỗi buồn của người khác vì chúng ta cảm nhận nỗi đau một cách khác nhau. Và một người đang đau lòng có thể chỉ muốn hét lên rằng: “Không! Bạn không biết gì cả! Không ai có thể hiểu được nỗi buồn của tôi đâu!”.

Nên nói: “Tôi không biết bạn đang cảm thấy như thế nào nhưng tôi rất lo lắng cho bạn và nỗi đau của bạn”. Người kia sẽ hiểu rằng bạn cũng cảm nhận được những gì mình đang gánh chịu.

Không nên nói: “Hãy gọi cho mình nếu bạn thấy cần giúp đỡ điều gì”

 Vì tâm trạng của họ đang rất bất ổn. Họ không thể biết được mình cần cái gì nữa.

 Vì tâm trạng của họ đang rất bất ổn. Họ không thể biết được mình cần cái gì nữa.

Nên nói: “Bạn có muốn dạo mát hay ăn một chút gì không, mình sẽ đưa bạn đi nhé?” Hoặc những lời khuyên khác như mời người ấy tới nhà ăn tối, giúp người ấy đến chỗ bà con họ hàng thân thiết nhất của người ấy nhưng chỉ khi tâm trạng người ấy đã sẵn sàng.

Không nên nói: “Mọi thứ rồi sẽ nhanh chóng trôi qua thôi mà!”

 Vì họ thừa biết điều đó, nhưng trong trái tim họ, họ luôn cảm thấy mất mát và cô đơn. Có người sẽ thấy hết buồn một cách nhanh chóng nhưng cũng có người lại mang theo nỗi buồn ấy suốt một năm trời.

Nên nói: “Thật khó lòng để vượt qua nỗi buồn đó, nhưng bạn hãy yên tâm vì mình luôn ở bên bạn, lo lắng cho bạn, quan tâm và yêu thương bạn”. Hoặc bất cứ một lời nói chân thành nào.

Không nên nói: “Đừng có khóc mà!”

Vì như thế họ sẽ càng muốn khóc thêm và cảm thấy rằng chúng ta chẳng hiểu gì về nỗi đau của ho, chỉ muốn gạt nỗi đau của họ qua một bên thôi.

Nên nói: “Nếu bạn muốn khóc thì cứ khóc nữa đi. Mình đang ở bên bạn để nghe bạn khóc này”. Rồi ngồi xuống cạnh họ. Im lặng. Ôm chặt lấy họ và vỗ về. Nếu bạn cũng cảm nhận được nỗi buồn đó, hãy khóc cùng họ.

Có những vết thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng có hàng ngàn vết thương không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có người bị thương mới có thể phân biệt được mức độ sưng, đau. Cảm xúc của con người giống như những vết thương lòng mà không phải ai cũng có thể kiểm soát và thấu hiểu được. Thật khó để tìm ra những lời thích hợp để an ủi những người đang buồn. Một số người cảm thấy xấu hổ khi nhìn thấy người khác khóc.

Chúng ta có thể xoa dịu họ bằng cách nào?

đầu tiên, bạn phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ

Nếu muốn nhận xét hay suy nghĩ về cuộc đời của ai đó, đầu tiên, bạn phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ, sau đó là phải trải qua chuyện giống như họ, chỉ có như vậy bạn mới hiểu được một phần nỗi đau của người khác. Nếu không, chúng ta cũng chỉ mãi là người ngoài trong thế giới của họ mà thôi.

Mỗi người đều có cuộc sống riêng, trải nghiệm riêng và những vấp ngã riêng. Không phải ai cũng có cách nhìn nhận vấn đề giống nhau hay phản ứng tâm lý y hệt. Vì thế, chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình nhưng đừng bao giờ áp đặt hay bắt người khác phải hành xử như vậy. Đừng ngầm so sánh bản thân với người khác bởi vì sức bật tâm lý và độ bền dẻo trong tâm hồn của mỗi người là rất khác nhau. Thay vào đó, bạn có thể nói:

Nếu như không có lời gì tốt đẹp để nói hay chia sẻ thì chúng ta hãy chọn im lặng. Bởi vì, sự im lặng có sức mạnh vô cùng lớn đối với những người đang tâm trạng – họ cần một người biết lắng nghe để khiến nỗi buồn nhẹ nhàng hơn.

Nguồn: Elle.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *