Xuất hiện cùng nụ cười tỏa nắng trên môi, Phạm Thị Hồng Lệ được biết đến trong cộng đồng chạy bộ nói riêng, xã hội nói chung như niềm lan tỏa những năng lượng tích cực. Tuy nhiên ít ai biết rằng đằng sau nụ cười ấy. Cô gái nhỏ nhắn đã rất nghị lực, ý chí để vượt qua những khó khăn gặp phải.
Hồng Lệ sinh năm 1998, tại xã Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định. Cô bắt đầu bén duyên tập luyện với điền kinh từ năm 2013 với đội trẻ Bình Định. Chỉ sau 1 năm, VĐV đã gây tiếng vang khi đoạt 2 HCĐ tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014. Từ đây, cô gái nhỏ nhắn có chập chững những bước đi đầu tiên đến vinh quang và con đường truyền cảm hứng chạy bộ.
Từ tấm huy chương quý hơn vàng
Trên đường chạy cự ly Marathon (42km) SEA Games 30. Những người có mặt ấn tượng với cô gái Việt Nam nhỏ nhắn và bền bỉ, luôn ở trong top đầu từ vạch xuất phát. Nhưng càng về sau, bước chân cô càng cho thấy sự nặng nề. Dường như cô đã kiệt sức. Dẫu vậy, cô vẫn cố gắng hoàn thành bài thi với vị trí thứ ba. Ngay khi về tới vạch đích, cô ngã xuống, toàn thân co rút và phải thở oxy.
Cô gái đó là Phạm Thị Hồng Lệ, người con đất võ Bình Định. Tuy Lệ chỉ giành HCĐ nhưng tấm huy chương này còn quý hơn vàng. Bởi nó là kết tinh của ý chí quật cường, tinh thần không bao giờ bỏ cuộc.
Sau khi nhờ HLV và đồng đội dìu lên bục nhận huy chương, cô gái nhỏ nhắn đầy nghị lực khóc nức nở. Hình ảnh của Lệ ngay lập tức được truyền thông Việt Nam và khu vực đăng tải với sự khâm phục.
Đến nhân vật truyền cảm hứng
Trở về từ SEA Games 30, Lệ trở thành khách quen của nhiều chương trình thể thao, chương trình dành cho giới trẻ. Nữ vận động viên sinh năm 1998 chia sẻ. Cô cảm nhận mình được mọi người yêu thương nhiều hơn nhưng như vậy cũng là áp lực.
“Nếu như trước đây ăn mặc ra sao cũng được thì hiện tại tôi cố gắng chỉn chu nhất có thể mỗi khi xuất hiện. Việc ăn nói, đi lại cũng cần chú ý hơn. Ngoài ra, tôi luôn giữ nụ cười trên môi. Tôi luôn giữ phong cách năng động để truyền đi năng lượng tích cực tới cộng đồng chạy bộ cũng như những người xung quanh”. Lệ chia sẻ.
Tuy nhiên, Hồng Lệ không cho rằng mình là người nổi tiếng. “Tôi chỉ là tôi thôi, tôi cũng không theo đuổi triết lý gì cao siêu. Tôi chỉ cố gắng sống đúng với con người mình, phát huy khả năng, ý chí, bản lĩnh của mình. Để làm sao hoàn thành mục tiêu đề ra. Tôi chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đạt được. Tôi luôn phấn đấu để đạt thành tích cao hơn”. Cô gái nhỏ nhắn quê Bình Định bộc bạch.
Không ngừng nỗ lực
Với suy nghĩ tích cực này dù nhận được nhiều quan tâm. Nhưng vận động viên 23 tuổi vẫn tập trung tâm trí vào việc tập luyện. Một ngày của cô thường chỉ gói gọn trong hai từ ăn – tập. Lệ kể, cô thường dậy từ khoảng 6h sáng để tập, ăn sáng. Sau đó lại tập từ 8h tới trưa. Sau ăn trưa và nghỉ ngơi, 15h chiều cô trở lại tập. Cuối cùng kết thúc vào lúc 17h30 trước khi ăn tối và nghỉ ngơi.
“Tôi gần như không có thời gian để đi chơi. Buổi tối sau khi ăn uống, vệ sinh cá nhân xong, tôi tranh thủ rút kinh nghiệm việc tập luyện trong ngày. Sau đó xem lại giáo án của thầy cho ngày hôm sau rồi đi ngủ”. Nữ vận động viên điền kinh kể.
Thành tích đáng nể phục
Nhờ sự tập trung cùng ý chí vươn lên, Lệ tiến bộ nhiều kể từ sau SEA Games 30. Cô giành chiến thắng các cự ly dài ở nhiều giải chạy.
Nói về cô học trò nhỏ, HLV Trần Văn Sỹ của đội tuyển điền kinh Quốc gia nhận xét. “Lệ có ý chí trong thi đấu và tập luyện, tính kỷ luật cao, có lòng dũng cảm. Mặt khác, vì sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung khô hanh. Hồng Lệ có sự thích ứng tuyệt vời với những yếu tố khắc nghiệt”.
Trong khi đó, nữ vận động viên Nguyễn Thị Oanh cũng rất nể phục nguồn năng lượng dồi dào. Chứa đựng trong cơ thể nhỏ bé của người đồng đội ở tuyển quốc gia. “Nhìn Hồng Lệ tập luyện, ai cũng cũng thấy một con người rất nhỏ bé. Nhưng ý chí và nghị lực vô cùng kiên cường. Đó cũng là tấm gương để chúng tôi nhìn vào và noi theo”, Oanh nói.
Tuổi thơ nghèo khó
Sinh ra ở dải đất miền Trung nắng gió. Người dân nơi đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề nông. Nhưng khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn nên cuộc sống rất chật vật. Gia đình Lệ cũng không ngoại lệ. Từ nhỏ cô gái sinh năm 1998 chưa khi nào dám mơ về những bộ quần áo đẹp. Rồi những món đồ chơi đắt tiền.
“Tuổi thơ của tôi chỉ toàn là ký ức của những buổi đi chăn bò, giúp bố mẹ công việc nhà, tìm rau cho lợn ăn. Những buổi chăn bò ngoài đồng. Đám trẻ chúng tôi bày ra nhiều trò để chơi, trong đó có cả chạy thi và lần nào tôi cũng về nhất. Ở trường, tôi cũng thường đứng đầu khi thi chạy”. Nhà vô địch Marathon quốc gia kể.
Cơ duyên với chạy bộ
Cơ duyên tới với cô khi các thầy ở bộ môn điền kinh nhìn thấy khả năng. Đó là khi Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Bình Định về trường tuyển quân.
Thấy cô học trò nhỏ thó nhưng nhanh nhẹn, khỏe khoắn nên các thày đã quyết định tuyển Lệ vào đội điền kinh. Không muốn xa con nhưng vì gia cảnh khó khăn. Bố mẹ cô đành bấm bụng để con gái theo tập thể thao cùng hy vọng con được đổi đời.
Năm 2013, Lệ bắt đầu tập điền kinh và chưa đầy 1 năm sau cô đã đoạt 2 HCĐ. Đó là cự ly chạy 5.000m, 10.000m tại Đại hội TDTT toàn quốc năm 2014. Cuối năm 2016, cô gái Phù Cát phải nghỉ 3 tháng để mổ ruột thừa. Nhưng khi có thông báo dự Giải vô địch Quốc gia, cô lập tức xin thầy tham dự. Bất chấp vừa hồi phục sau mổ, lại tăng khoảng 5kg do tập luyện ít. Cô vẫn giành HCĐ nội dung 5.000m.
Tiềm năng được khai phá
Nhận thấy được tiềm năng của cô. Đội điền kinh Bình Định quyết định giới thiệu để Lệ được tập trung cùng đội tuyển trẻ. Nhưng bất ngờ là cô lại được lên thẳng đội tuyển. Hỏi ra mới biết, ông Dương Đức Thủy, Trưởng Bộ môn điền kinh ấn tượng với thành tích của nữ vận động viên 18 tuổi. Nên đã điều chỉnh danh sách để cô thi đấu.
Tại SEA Games 29, Lệ giành HCĐ nội dung 10.000m. Điều chưa vận động viên Bình Định nào làm được. Nhưng cô nhận thấy mình khó vươn lên đỉnh cao ở cự ly này nên đã xin các thày chuyển qua thi đấu nội dung Marathon.
Mỗi ngày, cô hạ quyết tâm chạy từ 30 – 40km. “Ban đầu chưa quen, tôi cảm thấy tay chân như muốn rụng rời. Nhưng tính tôi không muốn từ bỏ những việc đang làm dở. Nên kiên trì theo đuổi và dần rồi cũng quen”.
Quả ngọt đầu tiên của Hồng Lệ với Marathon là tấm HCV tại Đại hội TDTT toàn quốc năm 2018. Kể từ đó tới nay khi nhắc tới cô gái Bình Định. Người hâm mộ nghĩ ngay tới cự ly siêu khắc nghiệt này. Cô tham gia rất nhiều giải chạy, thành tích đủ loại đều đã sưu tập được. Toàn bộ số tiền giải thưởng, tiền lương hàng tháng, cô gửi phần lớn về giúp đỡ bố mẹ ở quê.
“Tôi rất vui vì mình đóng góp được một chút cho gia đình. Từ phần đóng góp của tôi, cộng thêm bố mẹ tích cóp mà gia đình tôi đã xây được căn nhà mới, nhỏ thôi nhưng khang trang và tiện nghi hơn căn nhà cũ”, cô gái Bình Định bộc bạch.
Có trách nhiệm với cộng đồng
Hiện tại, trừ thời gian dành cho tập luyện, nữ tuyển thủ Quốc gia tranh thủ bán đồ thể thao online. Cô cho biết, thu nhập từ việc này không đáng kể. Nhưng cô muốn giúp những người yêu chạy bộ, yêu thể thao có thể tìm được sản phẩm tốt, phù hợp để nâng cao khả năng luyện tập.
Bên cạnh đó, cô gái nhỏ nhắn còn lập một Nhóm hướng dẫn chạy bộ trên Facebook và tự mình làm quản trị. Tại group này, cô gái đất võ thường quay lại các video mình tập luyện. Rồi hướng dẫn chi tiết cách chạy, cách chọn giày, cách khởi động. Để các thành viên tham khảo, trao đổi. Mong muốn của cô là phát triển group ngày một chuyên nghiệp. Hy vọng là địa chỉ bổ ích với những người thích chạy bộ.
Giành HCV ở giải đấu uy tín
Vừa qua bảng thành tích của cô gái nhỏ nhắn đã được bổ sung thêm một chiến thắng quan trọng. Đó là tấm HCV nội dung Marathon tại Giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài. Giải đấu do Báo Tiền Phong tổ chức.
Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong. Tính cả giai đoạn tiền thân là Việt dã toàn quốc giải báo Tiền Phong là giải đấu uy tín và có bề dày lịch sử bậc nhất của thể thao Việt Nam. Với lần đầu tổ chức vào năm 1958, trải qua hơn nửa thế kỷ phát triển. Giải lớn mạnh trở thành Giải Vô địch Quốc gia. Đồng thời nâng tầm vượt lên ý nghĩa một đấu trường thi đấu thể thao. Ngoài ra còn hướng tới một sự kiện thể thao, văn hóa, du lịch, chính trị uy tín có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Tiền Phong Marathon là giải Vô địch Quốc gia Marathon duy nhất tại Việt Nam có tiêu chí về thời gian hoàn thành cự ly khó nhất. Là nơi quy tụ những ngôi sao sáng giá nhất của làng điền kinh chạy bộ Việt Nam. Cũng như hàng ngàn vận động viên phong trào cùng tham dự.
Một điểm nhấn vô cùng đặc biệt của Tiền Phong Marathon là các vận động viên chuyên nghiệp và phong trào cùng thi đấu trên một cung đường chạy. Cùng chiến thắng chính mình, vượt qua thử thách và chạm đến vinh quang.
Đây cũng là đấu trường duy nhất mà các vận động viên phong trào được Liên đoàn Điền kinh Việt Nam công nhận thành tích. Bên cạnh đó là phong đẳng cấp Kiện tướng cấp 1 nếu đủ điều kiện.
Nguồn: 24h.com.vn