Bị chó cắn luôn là nỗi ám ảnh thân quen của rất nhiều người tại Việt Nam. Bởi “bộ môn” chọc chó đầy nguy hiểm này lại trò được yêu thích nhất tại đất nước Đông Lào. Và việc bị chó cắn 1 hoặc 2 lần cũng là “chuyện bình thường ở huyện”. Tuy nhiên, đừng xem nhẹ những tác hại từ trò chơi mạo hiểm này nhé. Nếu không biết cách và không được chữa trị kịp thời thì sẽ đem lại tai hại nghiêm trọng. Đặc biệt là bệnh dại từ các chú chó chưa được tiêm ngừa. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa cả tính mạng. Hãy đọc bài viết này ngay để biết cách xử lý chuẩn và an toàn nhất.
Bệnh dại có thể lây sau khi bị chó cắn
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người qua nước bọt bị nhiễm virus dại. Khi đã mắc bệnh dại và lên cơn, dù là động vật hay con người đều dẫn đến tử vong.
Bệnh dại tiến triển theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn tiền triệu chứng: Kéo dài từ 1 đến 4 ngày. Người bệnh có biểu hiện sợ hãi, cảm giác đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, thấy tê. Và đặc biệt đau tại vị trí vết thương nơi virus xâm nhập.
- Giai đoạn viêm não: bệnh nhận bắt đầu có triệu chứng mất ngủ, các cảm giác kích thích gia tăng. Điển hình như sợ ánh sáng, sợ tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có biểu hiện rối loạn hệ thần kinh thực vật. Cụ thể như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp. Đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.
Khi đã phát bệnh, bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày (có thể lâu hơn) và dẫn đến tử vong do liệt cơ hô hấp.
Cách nhận biết người bị chó cắn đã mắc bệnh dại
Chó dại thường rất hung hăng, mắt đỏ ngầu, miệng chảy nhiều dãi và liên tục sủi bọt mép. Những con chó bị dại có xu hướng chạy khắp nơi, sủa điên loạn. Thậm chí tấn công bất kỳ ai kể cả chủ nhà. Chúng thường chết sau khi phát bệnh khoảng một vài ngày. Khi bị chó dại cắn cần xử lý vết thương ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
Cách xử lý an toàn và hiệu quả nhất khi bị chó cắn
Điều đầu tiên cần làm sơ cứu tại chỗ ngay lập tức theo các cách sau
Bước 1: Rửa ngay vết thương cần với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa tạm vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Virus dại có tốc độ di chuyển rất nhanh 0,3 mm/h. Với cách này nó ngăn chặn virus dại xâm nhập vết thương.
Bước 2: Rửa sạch lại vết thương với cồn 70%, dung dịch cồn iot hoặc những thuốc tương tự (nếu có). Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.
Bước 3: Nâng cao vùng bị thương và cầm máu. Đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế. Sau đó chờ tiếp trong vòng 7 phút. Nếu màu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Lưu ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.
Sau đó cần đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chữa trị kịp thời.
Các trường hợp nên tiêm vaccine ngay sau khi bị chó cắn
- Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… Nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại kịp thời.
- Khi bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… Cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Các trường hợp không cần tiêm vaccine ngay sau khi bị chó cắn
- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
- Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
- Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đi tiêm vaccine phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần đi tiêm phòng dại nữa.
Tuy nhiên, khi bị chó cắn không nên xem thường, đã có nhiều câu chuyện thương tâm vì nạn nhân bị chó hoang cắn, nhưng không lưu ý đến khả năng bị dại. Sau một thời gian dài mới bắt đầu phát bệnh, lúc đó đã muộn có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không biết cách xử lý kịp thời hoặc quá chủ quan.
Một số triệu chứng của người bị chó cắn phát bệnh dại bao gồm sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió, các ca nặng dẫn tới liệt, hôn mê thậm chí là tử vong. Vậy nên, khi bị chó cắn tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và có hướng xử lý phù hợp. Không nên chủ quan và nên nghe theo chỉ định của cán bộ y tế có chuyên môn.
Nên xác định tình trạng của chú chó trong 15 ngày quan sát
Nếu biết đích xác con chó đã cắn mình thì báo cho chủ nuôi chó biết để theo dõi mà không đập chết, bán hoặc làm thịt, theo dõi nếu quá 15 ngày mà con chó vẫn sống thì không cần phải tiêm phòng. Nếu chưa đủ 15 ngày mà con chó đó chết, bị làm thịt hoặc chạy mất thì phải đi tiêm vaccine phòng bệnh dại .
Ở nước ta phần lớn chó nuôi không được tiêm phòng dại, công tác quản lý còn lỏng lẻo. Vì vậy mà số lượng người bị bệnh dại mỗi năm càng tăng lên. Hy vọng thông qua bài viết này, chắc chắn bạn đã trang bị cho mình những kiến thức về bệnh dại cũng như cách xử lý vết thương khi bị chó cắn. Hãy tuy truyền cho những người xung quanh biết và ý thức hơn về căn bệnh này!
Nguồn: bachhoaxanh.com