Thứ Bảy, Tháng Mười Một 02, 2024

Dinh dưỡng, Sống Khỏe

Top 4 nguyên tắc vàng trong dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường

cháo yến mạch tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Mất:5 phút, 6 giây để đọc.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính. Nó xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh nhân luôn có định lượng đường trong máu cao hơn so với mức bình thường. Đó là do sự thiếu hụt chất insulin gây ra rối loạn chuyển hóa đường. Biến chứng của căn bệnh này là cực kì nguy hiểm. Vì vậy nếu nghi ngờ mình mắc bệnh bạn phải đi đến bệnh viện ngay. Nếu không may bạn trở thành bệnh nhân thì một chế độ ăn uống hợp lí cộng thêm tập luyện thể dục sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Nguyên tắc dinh dưỡng chung cho người bệnh tiểu đường

bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu cao

Không có một quy định nào về nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường mà phù hợp với tất cả. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý nên được sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị, kết quả mong muốn, sở thích và thói quen ăn uống thông thường của mỗi người. Các hướng dẫn về dinh dưỡng nhấn mạnh đến kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm lipid, cholesterol máu và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của chất đường, chất đạm và chất béo riêng cho từng bệnh nhân.

Để đạt được các mục tiêu trên, trong ăn uống người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Cung cấp đủ nước 40ml/kg cân nặng/ngày.
  • Nên ăn điều độ, đúng giờ, không để đói quá, không để no quá sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa), nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn.
  • Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ…

4 nguyên tắc vàng dành cho người bệnh tiểu đường

Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Bữa ăn cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm thực phẩm.

Nguyên tắc 1

Chọn thực phẩm và phân chia cân đối thức ăn nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột. Thực phẩm nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột), không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo. Nên ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.

Nguyên tắc 2

Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng. Nhóm này cung cấp chất đạm (protein), phốt pho, sắt và vitamin. Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…

Nguyên tắc 3

Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu. Giúp cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan trong dầu. Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axít béo không no cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.

cần hạn chế đồ ngọt

Nguyên tắc 4

Chú trọng thức ăn nhóm rau, củ. quả. Để cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng, người bệnh cần ăn rau, quả chín, nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc. Bên cạnh những loại rau, quả quen thuộc hàng ngày (rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh…) thì khổ qua (mướp đắng), tảo spirulina cũng được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng thường xuyên.

Trong tảo spirulina chứa Phenylalanine có tác dụng lên trung tâm thèm ăn ở não bộ làm giảm các cơn đói dày vò của người bệnh tiểu đường đồng thời giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, người bệnh cần chú ý chế độ luyện tập, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ hoặc cần bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược giúp ổn định và kiểm soát đường huyết, giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cũng là điều rất quan trọng.

thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Kết luận

Đái tháo đường bệnh mạn tính và gây nhiều biến chứng. Do đó người bệnh cần tự giác cân đối lại thói quen sinh hoạt. Đặc biệt là chế độ ăn uống cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Người bệnh tiểu đường nên sống tích cực hơn, tăng vận động, thể dục thể thao mỗi ngày. Nên dành thời gian đi bộ hằng ngày tốt nhất là sáng sớm. Tập thể dục đều đặn, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao nhẹ phù hợp với sức khoẻ.

Bản chất của bệnh Đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá. Do đó người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của thầy thuốc. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn. Đặc biệt chú ý đến 4 nguyên tắc đã nêu ở trên đây để góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe.

Nguồn: tdcare.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *