Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Đời sống, Sống đẹp

Cân bằng giữa cuộc sống và công việc có thực sự là điều quá khó?

Cân bằng giữa cuộc sống và công việc có thực sự là điều quá khó?
Mất:6 phút, 35 giây để đọc.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một khái niệm có từ những năm 1980, được định nghĩa là sự khác biệt giữa công việc và giải trí là rất nhỏ. Nói cách khác, nó liên quan đến sự cân bằng giữa các khía cạnh nghề nghiệp và cuộc sống của bạn (chẳng hạn như gia đình, bạn bè hoặc sở thích cá nhân). Hiện tại, đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều ai cũng mong muốn, nhưng không phải ai cũng biết cách để đạt được điều đó. Mặc dù không có thanh tiêu chuẩn cho tất cả mọi người, nhưng vẫn có một cách để duy trì sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống của bạn. Nhưng trước tiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng cho mọi thứ.

Cân bằng cuộc sống và công việc thực chất là gì?

Điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái với nơi bạn đang dành khoảng thời gian đó.

Cân bằng cuộc sống và công việc không có nghĩa là phân chia thời gian của bạn bằng nhau giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Áp dụng cứng nhắc sẽ đem đến sự thất bại và thất vọng. Sẽ có lúc bạn sẽ cần phải dành thêm giờ trong văn phòng hay ở nhà. Điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái với nơi bạn đang dành khoảng thời gian đó.

Những tiêu chuẩn cân bằng cuộc sống và công việc sẽ thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, cách phân chia thời gian khi bạn chưa kết hôn sẽ không còn đúng khi bạn đã lập gia đình. Khi đó, bạn phải dành nhiều thời gian hơn cho mái ấm của bạn. Nói chung, các tiêu chuẩn này sẽ không cố định mà sẽ thay đổi tùy theo mức độ ưu tiên bạn dành cho những điều quan trọng nhất đối với bạn.

Vì sao chúng ta nên cân bằng cuộc sống và công việc?

Cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần

            Nhiều ngành nghề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng bạn cần tìm kiếm sự cân bằng.

Làm việc quá sức không chỉ khiến bạn có nguy cơ mất dần sự sáng tạo mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế, nếu bạn hi sinh quá nhiều thời gian cho công việc thì chắc chắn sự căng thẳng sẽ gia tăng, bệnh tật thường xuyên xuất hiện do hệ thống miễn dịch suy yếu hay kiệt sức. Điều này không có nghĩa là bạn phải ngừng làm việc chăm chỉ. Nhiều ngành nghề đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng bạn cần tìm kiếm sự cân bằng.

Có được sự cân bằng cuộc sống và công việc lành mạnh là điều cần thiết cho sức khỏe và nó cũng giúp tăng năng suất của bạn. Tạm thời thoát ra khỏi công việc và giải trí sẽ giúp đầu óc bạn thư thái và có được suy nghĩ mới khi quay trở lại làm việc.

Cải thiện các mối quan hệ

Những người làm việc quá sức có một điểm chung, đó là tất cả mọi thứ trong cuộc sống của họ ngoại trừ công việc có lẽ sẽ không tốt như nó có thể. Họ luôn bỏ lỡ một buổi gặp gỡ bạn bè, quên mất ngày kỉ niệm với các thành viên trong gia đình hoặc đơn giản là một khoảnh khắc thực sự hài hước với con của họ…

Cho dù là cùng ăn tối với các thành viên trong gia đình hay cùng xem một bộ phim với người bạn thân thì bạn cũng đã có một cuộc sống bên ngoài công việc. Và những mối quan hệ được xây dựng ở đó sẽ giúp bạn trở nên tích cực hơn về cuộc sống và sự nghiệp.

Một trong những lý do tại sao cân bằng cuộc sống công việc là quan trọng là vì hạnh phúc và sự thỏa mãn của riêng bạn. Cân bằng có nghĩa là cảm thấy tốt về bản thân và kiểm soát được cuộc sống cũng như con đường sự nghiệp của bạn. Hãy suy nghĩ về những lí do vì sao cân bằng cuộc sống và công việc là quan trọng được liệt kê trên đây. Hầu hết đều sẽ khiến bạn cảm thấy tích cực hơn, hạnh phúc và mãn nguyện hơn.

Chỉ bạn cách để có thể cân bằng công việc và cuộc sống hiệu quả

Lựa chọn công việc bạn yêu thích

bạn sẽ thực hiện công việc của mình với niềm đam mê và thích thú.

Khi không yêu thích công việc, bạn sẽ không thể thực hiện chúng đúng cách và phải dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Chính việc dành tất cả thời gian để làm việc này sẽ khiến bạn xa rời các vấn đề khác của cuộc sống. Nếu muốn duy trì sự cân bằng cuộc sống và công việc theo cách tốt nhất có thể, bạn nên chọn công việc mà bạn yêu thích. Thông qua đó, bạn sẽ thực hiện công việc của mình với niềm đam mê và thích thú.

Rõ ràng công việc là quan trọng. Thế nhưng gia đình và bạn bè của bạn cũng xứng đáng để bạn quan tâm; dành thời gian bên cạnh. Đừng chỉ biết đến công việc của bạn. Hãy có mặt trong các buổi ăn tối cùng gia đình hoặc gặp gỡ bạn bè. Điều này sẽ làm cho tâm trạng của bạn trở nên tươi vui và phấn khởi; từ đó sẽ giảm cảm giác căng thẳng và kiệt sức.

Quản lý và sắp xếp thời gian thông minh

 Quản lý thời gian là cốt lõi của việc duy trì sự cân bằng cuộc sống và công việc.

Quản lý thời gian là cốt lõi của việc duy trì sự cân bằng cuộc sống và công việc. Làm việc quá sức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe; tinh thần nghiêm trọng. Hãy để những suy nghĩ về công việc ở lại văn phòng của bạn; dành thời gian ở nhà cho sở thích của bạn. Đó là những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và thoải mái.

Chúng ta thường thấy mọi người cố gắng rất nhiều để trở nên hoàn hảo trong công việc của họ. Làm việc chăm chỉ là một thói quen tốt;  nhưng không nên để nó là gánh nặng cho bản thân. Hãy làm mọi thứ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Khi bạn có những mục tiêu cụ thể về mọi quan hệ; sự nghiệp, kỳ nghỉ và sức khỏe của bạn trước mặt, bạn sẽ dễ dàng đưa ra lựa chọn; quản lý những thứ khác. Điều này rất có lợi trong việc duy trì sự cân bằng cuộc sống và công việc.

Biết đâu là điểm dừng của mình

Bạn sẽ thấy đa phần là lúc nào cũng làm hoài không hết việc.

Bạn sẽ thấy đa phần là lúc nào cũng làm hoài không hết việc. Gọi điện cho đối tác, hỗ trợ khách hàng; chỉnh sửa kế hoạch kinh doanh…. Nhiều người tự hào vì họ làm chăm chỉ và nhiều giờ hơn người khác. Thế nhưng điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng nhanh chóng. Khi bạn bị dồn quá nhiều việc là lúc bạn nên xem lại bản thân mình; cũng như mức lương bạn được trả so với thời gian bạn bỏ ra. Nhiều nhân viên lúc nào cũng làm quá giờ; lúc nào cũng chỉ cố gắng hoàn thành một danh sách dài dằng dặc hơn là lên kế hoạch cho mỗi ngày làm việc.

Chúng ta thường chỉ tập trung vào những việc chưa hoàn thành hoặc những việc cần phải điều chỉnh. Bạn cần nhớ rằng không phải lúc nào cũng chỉ nhìn mọi việc một cách tiêu cực. Tập trung vào thế mạnh của bạn, những gì bạn đã đạt được; những khách hàng mà bạn đã phục vụ tận tình. Tương tự, đừng tiếc lời khen của bạn dành cho đồng nghiệp khi họ đạt được kết quả tốt. Hãy tự hào vì những gì mình làm; thể hiện cho sếp bạn thấy thành quả bạn đạt được.

Nguồn: Careerlink.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *