Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Sống Khỏe, Sức Khỏe Giới Tính

Phụ nữ tuổi 30 nên làm gì để chăm sóc sức khỏe tốt?

sức khỏe phụ nữ tuổi 30
Mất:6 phút, 58 giây để đọc.

30 tuổi là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp và sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ. Ở giai đoạn này, tâm hồn người phụ nữ đã trưởng thành, công việc ổn định nhưng cơ thể mới chính thức bước vào giai đoạn lão hóa. Vậy làm gì để có thể bảo vệ được sức khỏe, tuổi thanh xuân vào năm 30 tuổi? Hãy cùng địa ốc Trà Vinh trải nghiệm 7 điều không thể bỏ qua trong quy trình chăm sóc sức khỏe để nâng cao chất lượng cuộc sống và đặt nền móng thành công vững chắc!

Dấu hiệu lão hóa ở tuổi 30

Khi cơ thể bước qua tuổi 30, do sự thay đổi nội tiết tố, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại.

Dấu hiệu lão hóa ở tuổi 30

Dẫn đến vóc dáng kém thon gọn hơn trước, làn da dễ sạm màu, đau nhức xương khớp hoặc vùng thắt lưng, vai, cổ, gáy. Nhất là đối với nhân viên văn phòng phải thường xuyên ngồi lâu, ít vận động. Những dấu hiệu đó càng dễ nhận biết hơn khi thay đổi thời tiết. Những cơn đau nhức đột ngột, làn da xuất hiện nếp nhăn, đốm nâu nhiều hơn. Do đó, chị em phụ nữ cần xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện, chăm sóc da riêng biệt càng sớm càng tốt. Đừng đợi đến tuổi 40, khi các dấu hiệu lão hóa thể hiện rõ rệt; mới bắt đầu chăm sóc sức khỏe thì rất khó để đạt kết quả.

Nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cơ thể của bạn luôn phát triển khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu đã nói rằng độ tuổi thích hợp nhất mà phụ nữ nên bắt đầu có một chế độ ăn riêng là ở khoảng 32 tuổi.

Nguyên nhân là do từ độ tuổi 20 đến đầu 30, bạn thường có rất nhiều thứ phải bận tâm. Và dường như sẽ chẳng còn thời gian để chăm sóc sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, khi bước sang độ tuổi 30, với sự bắt đầu của tiến trình lão hóa, đã đến lúc bạn nên ưu tiên cho việc tăng cường và củng cố sức khỏe.

Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa cùng trái cây và rau củ. Đồng thời hạn chế đường và calo sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe ở mức tối ưu.

Tập luyện thể chất đều đặn mỗi ngày

Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần thực hiện, không chỉ khi ở độ tuổi 30 mà còn đối với mọi lứa tuổi; chính là tập thể dục và rèn luyện thể chất đều đặn.

Tập luyện thể chất đều đặn mỗi ngày

Hãy tìm ra loại hình bài tập mà bạn ưa thích và bắt đầu tập luyện ngay khi bước vào độ tuổi 30. Để củng cố sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm; bạn nên duy trì vóc dáng thon gọn và chỉ số cân nặng khỏe mạnh.

Các bài tập cardio, chạy bộ, bơi lội, chạy xe đạp sẽ là những lựa chọn lý tưởng giúp bạn tăng cường thể lực và rèn sức bền.

Nên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ

Theo thống kê từ bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú, đái tháo đường, cao huyết áp… tại Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến hơn. Do đó, chúng ta cần chú ý khám sức khỏe định kỳ; để có thể phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm. Hoặc có biện pháp ngăn ngừa các nhóm bệnh lý tiềm ẩn.

Ngoài lý do bận rộn, sự chủ quan khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua việc tầm soát sức khỏe định kỳ. Hơn nữa, nhiều chị em vẫn chưa có thói quen tự theo dõi những triệu bất thường của cơ thể nên khi phát hiện bệnh thường đã vào giai đoạn diễn biến nặng, khó chữa trị, tốn kém chi phí, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, sức khỏe bản nhân và gia đình.

Để vững tâm sống khỏe mạnh và hưởng cuộc sống. Chị em nên khám sức khỏe định kỳ đều đặn 6 tháng một lần hoặc ít nhất là mỗi năm một lần. Nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như làm việc trong môi trường độc hại; trong gia đình có người mắc ung thư.

Giảm thiểu dấu hiệu của căng thẳng

Ở độ tuổi càng có nhiều vấn đề phải bận tâm như áp lực công việc, chăm sóc gia đình, con cái, cha mẹ… Phụ nữ càng có nguy cơ đối mặt với căng thẳng nhiều hơn. Vì vậy, việc duy trì một sức khỏe tinh thần tốt là “trợ lực”. Giúp bạn vượt qua những khó khăn và chinh phục các cột mốc thành công.

Giảm thiểu dấu hiệu của căng thẳng

Tuy nhiên, không ít chị em nghĩ rằng căng thẳng chỉ thể hiện qua tâm trạng vui, buồn. Và bỏ qua các dấu hiệu cơ thể lên tiếng khi đối mặt với stress như tóc rụng, mất ngủ, tăng giảm cân đột ngột, thường xuyên đau nhức đầu. Thay vì điều chỉnh thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập để giảm bớt dấu hiệu căng thẳng. Nhiều người ăn uống thoải mái, thậm chí còn lạm dụng rượu bia để giải quyết vấn đề. Từ đó sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng trầm trọng; cần tốn nhiều chi phí và thời gian để điều trị dứt điểm.

Khi cảm thấy bị căng thẳng, bạn có thể tập môn thể dục yêu thích; ngắm hoa, đọc sách, trang trí nhà cửa. Hạn chế ăn chất béo, sản phẩm có chất kích thích và dành thời gian cho bạn bè, người thân nhiều hơn. Nếu được, hãy thử tập ngồi thiền, hít thở sâu giúp bạn kiểm soát cảm xúc và nhận biết mình rõ hơn.

Phụ nữ không nên chủ quan với tình trạng sức khỏe

Khi thấy cơ thể có những triệu chứng khác lạ, đừng chủ quan mà hãy mau chóng “trò chuyện” với cơ thể, đến gặp bác sĩ nhờ tư vấn dù đó chỉ là những dấu hiệu bất thường nhỏ nhất.

Đa phần chúng ta thường có thói quen… tự làm bác sĩ. Khi cơ thể gặp những chứng bệnh thông thường. Phản ứng đầu tiên sẽ là ra hiệu thuốc, mô tả triệu chứng và mua thuốc cơ bản. Thậm chí tự ý cắt giảm liều lượng khi thấy triệu chứng bệnh giảm. Hoặc, tự tin vào sức khỏe có thể tự lướt qua cơn bệnh mà không thực hiện bất cứ điều trị nào khác. Khi thấy cơ thể có những triệu chứng khác lạ. Đừng chủ quan mà hãy mau chóng “trò chuyện” với cơ thể. Sau đó đến gặp bác sĩ nhờ tư vấn dù đó chỉ là những dấu hiệu bất thường nhỏ nhất.

Cần phải xây dựng nhật ký sức khỏe

Người Việt Nam thường không có thói quen theo dõi, ghi nhận tình trạng sức khỏe của cơ thể. Việc ghi nhật ký sức khỏe cũng như tiền sử bệnh của gia đình. Sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xác định bệnh lý cũng như đề xuất chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp với mỗi người.

Cần phải xây dựng nhật ký sức khỏe

Các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể thường không dễ phát hiện. Đến lúc bộc phát ra thì bệnh đã đến giai đoạn nghiêm trọng. Cần dùng đến thuốc để điều trị. Càng lớn tuổi, cơ thể càng khó thích nghi với các loại thuốc hơn. Nên việc chú trọng vào tình trạng sức khỏe giúp việc ngăn chặn bệnh kịp thời. Sớm phát hiện và xác suất điều trị thành công nhiều chứng bệnh nguy hiểm sẽ cao hơn; đảm bảo chất lượng cuộc sống. Hãy tập thói quen ghi lại những triệu chứng của cơ thể trong ngày vào nhật ký. Hoặc dễ dàng nhập thông tin vào các ứng dụng chăm sóc sức khỏe trên điện thoại mỗi ngày. Đây là một phương pháp theo dõi tình trạng sức khỏe dễ dàng và rất tiện dụng.

Nguồn: blog.prudential.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *